Sự ra đời của gạch bông thông gió trên thế giới và du nhập Việt Nam

gạch bông thông gió trong xây dựng các cung điện

Ứng dụng của gạch bông thông gió đối với các công trình kiến trúc hiện đại ngày càng phổ biến. Sự tinh tế, sang trọng, sinh động và đẹp mắt với các loại hoa văn, màu sắc khác nhau của gạch bông gió mang đến cho các công trình xây dựng phong cách ấn tượng.

Là vật liệu có nguyên liệu sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, tuy vậy, nó lại không phải là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên như đá, đá ong. Gạch bông gió cũng không phải là sản phẩm có lịch sử ra đời lâu năm. Trên thực tế, đây là sản phẩm xây dựng được con người chế tạo có lịch sử gần 200 năm. Vậy lịch sử của gạch bông thông gió ra sao? Được ra đời ở đâu và du nhập vào Việt Nam như thế nào?

Nguồn gốc lịch sử của gạch bông thông gió trên thế giới:

Những năm 1830-1850, Pháp và một số nước châu Âu bước vào cuộc đại cách mạng công nghiệp. Các nước Châu Âu ( đại diện là Anh) trở thành công xưởng của thế giới. Pháp lúc này là nước có trình độ công nghiệp phát triển đứng thứ 2 thế giới chỉ sau nước Anh. Những năm này, tốc độ xây dựng các nhà máy và các công trình kiến trúc của nước Pháp đều phát triển rất nhanh. Đó chính là lý do, nhiều vùng nước Pháp tập trung nhiều nhà máy xi măng.

Năm 1850, để đáp ứng nhu cầu xây dựng rất lớn, vùng Viviers của nước Pháp  – nơi tập hợp những nhà máy xi măng đầu tiên cũng chính là điểm khởi nguồn cho sự ra đời của một loại vật liệu trang trí nội thất độc đáo mang tên gạch bông thông gió xi măng. Với trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ, những sản phẩm gạch bông thông gió đầu tiên được làm hoàn toàn bằng tay với sự trợ giúp của máy ép vận hành bằng hơi nước. Mặc dù công nghệ lúc bấy giờ chưa được hoàn thiện như ngày nay, nhưng những sản phẩm gạch bông gió cũng đã có đặc tính là có độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Đây là thời điểm nền kinh tế các nước châu Âu phát triển rực rỡ nhất. Sự giao lưu kinh tế, giao thoa văn hóa trong thời điểm này đã diễn ra rất mạnh mẽ. Do vậy, câu chuyện về các viên gạch bông gió với hoa văn bắt mắt, màu sắc rực rỡ, tinh tế đã nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến trên khắp Châu Âu. Hàng loạt các công xưởng sản xuất gạch bông gió được ra đời tại Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và theo chân các doanh nhân châu Âu sang cả Châu Mỹ La tinh. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia, màu sắc và hoa văn trên gạch bông gió lại được biến tấu và theo những cách thức, hình dạng khác nhau, mang đậm nét văn hóa bản địa. Chính vì vậy, dù vẫn chỉ là loại gạch được ép từ xi măng và cát, nhưng tại mỗi quốc gia lại có những vẻ đẹp riêng, tạo nên những công trình đặc sắc riêng.

Cung điện Gió ở Ấn Độ

Kể từ đó đến giữa thế kỷ XX,  gạch bông thông gió vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất trong tất các công trình xây dựng và trang trí nội thất. Ở Châu Âu, các công trình sang trọng và đẳng cấp như cung điện, lâu đài, dinh thự, tòa nhà chính phủ… đều rất ưa chuộng và sử dụng gạch bông thông gió để trang trí. Đến giữa những năm 1950, các loại vật liệu xây dựng mới ra đời đã khiến gạch bông gió dần mất vị thế. Mặc dù vậy, sự tinh tế, thanh tao nhưng không kém phần bền chắc của gạch bông xi măng là điều mà không có loại vật liệu nào có thể thay thế được.

Lịch sử du nhập và phát triển của gạch bông thông gió ở Việt Nam:

Cùng với tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nửa cuối thế kỷ XIX, nước Pháp tiến hành mở rộng thuộc địa sang các nước Đông Dương. Việt Nam cùng với nước Lào và Campuchia trở thành nước thuộc địa của nước mẹ Pháp.

Sự ra đời của gạch bông thông gió trên toàn thế giới
Sự ra đời của gạch bông thông gió trên toàn thế giới

Đó chính là bối cảnh để gạch thông gió theo chân người Pháp vào Việt Nam. Mặc dù thời điểm đó, Pháp đã vơ vét rất nhiều của cải vật chất của nước ta, nhưng cũng đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng một số công trình tiêu biểu của Việt Nam, điển hình là Cầu Long Biên, các tòa nhà Bắc Bộ Phủ ( ngày nay là Khu Văn phòng Chính phủ làm việc)…. Bên cạnh đó, Pháp cũng xây dựng nhiều những công trình như khách sạn, nhà ở, tòa nhà văn phòng theo kiến trúc Pháp và đều dùng gạch bông gió xi măng để trang trí.

Kể từ đó, gạch bông thông gió đã trở thành vật liệu xây dựng được phổ biến trong các công trình xây dựng. Giai đoạn đất nước còn chiến tranh, mọi nguồn lực đều dồn cho tiền tuyến, vì vậy xây dựng giai đoạn này hầu như không có. Những năm sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, bắt đầu xây dựng lại các cơ sở hạ tầng, gạch bông gió gần như là vật liệu duy nhất được sử dụng để trang trí cho các tòa nhà. Theo đó là những hình ảnh những viên gạch bông gió có hoa văn đối xứng đẹp mắt, nhiều màu sắc đã gắn liền với ký ức của rất nhiều của người dân Việt. Mãi đến những năm cuối của thế kỷ XX, loại vật liệu này mới dần mất vị thế tại Việt Nam khi kinh tế thị trường mở cửa, sự giao lưu kinh tế rộng rãi kéo theo sự chiếm lĩnh của các loại vật liệu xây dựng trang trí khác.

Với lịch sử ra đời và phát triển như vậy, với những ứng dụng trên những công trình thực tế đã cho thấy được sự tinh tế, sang trọng nhưng cũng rất khiêm nhường của gạch bông thông gió luôn có giá trị trường tồn với thời gian.

Chính vì lẽ đó, lựa chọn gạch bông thông gió để ngôi nhà bạn có được sự thông thoáng nhưng vẫn có vẻ đẹp riêng là điều bạn cần làm nếu bạn đang có kế hoạch cho mái ấm của mình. Hãy liên hệ với Mái nhà Việt để được chúng tôi tư vấn, bạn nhé!

Văn phòng công ty: Tầng 3, số 28, Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Hotline: 1900.633.009

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *