Chia sẻ kinh nghiệm lợp mái Thái chi tiết nhất

Chia sẻ kinh nghiệm lợp mái Thái chi tiết nhất

Nhà mái Thái là kiểu kiến trúc đang được các gia đình Việt ưa chuộng hiện nay. Chúng được đánh giá cao về sự trang nhã và hiện đại. Không chỉ vậy còn góp phần điều hòa không khí, giải nhiệt cao. Ở bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến bạn kinh nghiệm lợp mái Thái đúng quy cách nhất. Hy vọng sẽ giúp cho các gia chủ sở hữu được một ngôi nhà ấn tượng, khang trang.

Quan tâm đến kết cấu mái nhà

Kiểu mái Thái được sử dụng nhiều cho nhà 2 tầng, nhà cấp 4, biệt thự sang trọng. Trong đó, kết cấu mái giữ vai trò quan trọng vì quyết định đến độ bền, độ thẩm mỹ của ngôi nhà. Kết cấu của mái ngói lợp bao gồm:

  • Hoành là bộ phận chính đỡ toàn bộ mái, vuông góc với khung nhà và nằm ngang theo chiều dài nhà.
  • Rui đặt dọc theo chiều dốc mái giao với hoành, là các dầm phụ trung gian gối lên hệ thống hoành.
  • Mè là bộ phận dầm phụ nhỏ, song song với hoành, trực giao với rui mè và gối lên rui. Khoảng cách giữa các thanh mè rất nhỏ để vừa vặn lợp ngói. 

Theo kinh nghiệm lợp mái Thái thì việc chọn kết cấu mái bao gồm hoành, rui, mè là tăng độ bền. Sự kết hợp giữa chúng để nâng đỡ mái thành một mạng lưới để lợp ngói lên trên.

Kết cấu mái quyết định đến độ bền của ngôi nhà.
Kết cấu mái quyết định đến độ bền của ngôi nhà.

Chọn ngói lợp – kinh nghiệm lợp mái Thái chuẩn nhất

Có rất nhiều loại ngói để lợp mái như: ngói đất nung, ngói màu. Mỗi loại ngói sở hữu những thế mạnh riêng biệt khác nhau. 

  • Ngói đất nung còn có tên gọi khác là: ngói đất sét nung, ngói đất sét. Vật liệu này được sử dụng phổ biến ở nông thôn.
  • Ngói màu giống như tên gọi của nó, có rất nhiều màu sắc đa dạng như: màu nâu, màu đỏ, màu xanh,… Đặc biệt có đặc tính bền, thẩm mỹ, chống rêu mốc, cách âm cách nhiệt. Vì thế người ta dùng ngói màu nhiều hơn ngói đất nung.
Ngói màu được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm nổi trội.
Ngói màu được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm nổi trội.

Chú ý đến độ dốc mái

Khi thi công lợp mái Thái cần lưu ý đến độ dốc của mái. Tùy vào từng độ dốc mà lợp mái khác nhau. Độ dốc 30 độ là 1m chiều ngang phải nâng kèo lên 0.57m, chiều xuôi tối đa 10m. Độ dốc 45 độ chiều xuôi khoảng 10m – 15m. Độ dốc trên 45 độ – 60 độ thì không giới hạn về chiều xuôi mái.

Khoảng cách 2 đòn tay trên nóc là 4 – 6cm. Tùy vào độ dốc và chiều dài để đặt đòn tay. Hàng đòn tay đầu được tính từ tim đòn mái thứ 2 từ 28 – 32cm. Quy trình lợp ngói là lấy hàng dưới làm chuẩn và từ từ lợp lên. 

Cách thức lợp là cứ 10 viên thì lấy dây giăng để lợp thẳng hàng, không bị xô lệch. Thứ tự lợp ngói từ phải qua trái, từ dưới lên trên, viên đầu tiên đặt góc phải, cách mép kèo 3cm. Dùng đinh 5cm đóng các viên ngói ở hàng đầu tiên cho đòn gỗ, còn đòn kim loại dùng ốc vít 5cm.

Qua những thông tin trên, chắc các bạn cũng đã hiểu phần nào về lợp ngói. Để có thêm kinh nghiệm lợp mái Thái, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn. 

Công ty CP Mái Nhà Việt

Hotline: 1900.633.009 

Tel: 0968.668.220

Emai: info@mnv.vn  Website: mainhaviet.com

Địa chỉ VP: Tầng 3, số 28 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *